Kinh nghiệm
Bạn cần làm gì nếu chẳng may bị tai nạn giao thông trong mùa lễ hội?
Sau Tết nguyên đán các phương tiện giao thông gồm có xe máy đi lễ hội rất đông đúc và rất dễ va chạm, vậy bạn cần làm gì nếu chẳng may bị tai nạn giao thông trong mùa lễ hội?

Sau Tết nguyên đán các phương tiện giao thông gồm có xe máy đi lễ hội rất đông đúc và rất dễ va chạm, vậy bạn cần làm gì nếu chẳng may bị tai nạn giao thông trong mùa lễ hội?
1. Nhanh chóng thoát ra khỏi xe để giảm thiểu bị thương
Nhanh chóng thoát ra khỏi xe để giảm thiểu bị thương do xe cuốn hay đè lên.
Trong rất nhiều trường hợp, các thương tích do tai nạn thường không phải diễn ra ngay lúc xảy ra tai nạn mà sau khi va chạm do người lái xe và người ngồi không thoát ra khỏi phương tiện của mình. Vì theo quán tính xe vẫn văng hoặc trượt đi khiến cho người ngồi trên xe hoặc mắc vào xe bị kéo lê đi va chạm vào các vật hoặc trệch sang làn xe đang chạy, thậm chí là xuống thung lũng gây nguy hiểm nghiêm trọng hơn rất nhiều. Các chuyên gia khuyên người đi xe nên nhanh chóng thoát ra khỏi xe của mình khi gặp nạn, nên ưu tiên trước hết là bảo vệ bản thân mình chứ đừng cố bảo vệ xe hay bám theo xe.
2. Bảo vệ đầu là quan trọng nhất
Đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn để bảo vệ đầu.
Khi thoát khỏi xe, bạn cần ngay lập tức bảo vệ cơ thể của mình, trong đó việc bảo vệ bộ phận đầu là quan trọng nhất. Cho nên ngay từ đầu bạn cần tuân thủ luật giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn. Về mặt sinh học, đầu chính là bộ phận quan trọng nhất của một cơ thể sống. Những tổn thương ở đầu có thể dẫn tới một loạt vấn đề về sức khỏe và nguy cơ tử vong cao.
3. Chú ý và tránh bị tai nạn tiếp theo sau khi ngã xe
Giữ bình tĩnh để không bị tai nạn liên hoàn.
Đôi khi các tai nạn nghiêm trọng không xảy ra ngay sau vụ va chạm đầu tiên nhưng là va chạm lần hai do lúc đó người gặp nạn hốt hoảng và người đi đường thì bị bất ngờ. Cho nên nếu không bình tĩnh thì trong giây phút hoảng loạn này có thể dễ xảy ra tình huống tai nạn lần thứ hai. Vì vậy khi xảy ra tai nạn, chúng ta nên bình tĩnh đối mặt với hiện tại sau khi đứng dậy và đề phòng tránh va chạm từ phía sau. Nếu bị đau không thể di chuyển được, chúng ta nên yêu cầu những người khác giúp điều hướng giao thông để tránh bị tai nạn tiếp theo.
4. Xác định khu vực bị thương
Xác định vị trí bị thương.
Sau khi di chuyển tới vị trí an toàn, ngay lập tức chúng ta nên kiểm tra khu vực bị tổn thương trên cơ thể. Nếu vết thướng cần phải cầm máu thì thực hiện sơ cứu ngay. Các vết thương khác như gãy xương thì cần cẩn trọng hơn. Nhất là bộ phận cổ nếu không thể di chuyển được thì tốt nhất ngừng hoạt động để nhờ các chuyên gia y tế đến cấp cứu tại hiện trường.
5. Nhờ trợ giúp
Nhờ trợ giúp của xe cứu thương và cảnh sát.
Nhiều người nghĩ rằng họ không sao sau va chạm và tiếp tục lái xe. Nhưng đừng bao giờ chủ quan bởi vì chỉ một vụ tai nạn rất chậm cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thông qua việc xác định khu vực bị thương chúng ta cần đến ngay các chuyên gia y tế để thăm khám. Đồng thời đừng quên liên lạc với cấp cứu và cảnh sát để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi có tranh chấp.
Kinh nghiệm
Cách nhận biết lốp xe mòn và thời điểm cần thay lốp mới
Việc quan tâm và những hiểu biết nhất định về lốp xe máy là điều căn bản nhất mà bất cứ người lái xe nào cũng cần ghi nhớ để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và người…

Việc quan tâm và những hiểu biết nhất định về lốp xe máy là điều căn bản nhất mà bất cứ người lái xe nào cũng cần ghi nhớ để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông. (more…)
Kinh nghiệm
Xe máy khó nổ do ngợp xăng: nguyên nhân và cách xử lý

Khi xe máy bị ngợp xăng (hay còn gọi là sặc xăng/ ngộp xăng) sẽ gây ra hiện tượng không thể khởi động dù bạn đã sử dụng hết mọi cách từ đề đến đạp cần khởi động. Dưới đây, MotoXemay sẽ hướng dẫn bạn cách tự xử lý trường hợp này một cách nhanh chóng và dễ dàng! (more…)
Kinh nghiệm
Bảo dưỡng xe máy trước Tết thế nào cho đúng?

Trước Tết Âm Lịch là khoảng thời gian mà rất nhiều người lựa chọn đưa xe tới các cửa hàng sửa xe máy để bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ trước khi du Xuân. Dưới đây là một số công việc bảo dưỡng cần làm được các chuyên gia trong lĩnh vực moto xe máy gợi ý.
(more…)
-
Xe độ3 năm trước
Ảnh xe Sonic độ kiểng hơn 100 triệu khiến Exciter đứng hình
-
Kinh nghiệm5 tháng trước
Thay nhớt cho xe máy sao cho đúng?
-
Xe máy5 năm trước
Honda CD125 Benly – Hoàng tử đen trong lòng người mê xe
-
Kinh nghiệm6 năm trước
Xe chảy xăng, có mùi xăng và cách xử lí
-
Giải trí4 năm trước
Quần da bó sát – phụ kiện không thể thiếu của các hotgirl yêu moto
-
Kinh nghiệm4 tháng trước
5 nguyên nhân thường gặp khiến xe máy mau hư
-
Xe tay ga9 tháng trước
Honda ADV 160 vừa trình làng tại Indonesia với nhiều nâng cấp
-
Kinh nghiệm1 tháng trước
Xe máy khó nổ do ngợp xăng: nguyên nhân và cách xử lý