Connect with us

Kinh nghiệm

Tại sao chân chống xe máy lại luôn ở bên trái ?

Đăng

lúc

Tại sao chân chống xe máy lại luôn ở bên trái ? 128

Tại sao chân chống xe máy lại luôn ở bên trái? Không phải ngẫu nhiên mà các kỹ sư thiết kế lại bố trí chân chống nghiêng xe máy ở bên phía trái. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân chân chống xe máy luôn ở bên trái nào.

Một chiếc xe máy đều có hai chiếc chân chống, một để chống đứng và một để chống nghiêng. Chân chống đứng gồm 2 chân cân bằng giúp bạn có thể “dựng” xe lên để chằng, buộc hàng hóa. Loại chân chống này giúp xe “đứng” thẳng nên xe khó đổ và tiết kiệm diện tích hơn khi để xe. Tuy nhiên, chân chống đứng chỉ dùng trong một vài trường hợp vì khá bất tiện và tốn sức.

Vì thế, một chiếc xe máy thông thường có thêm một chân chống nghiêng, được bố trí ở phía bên trái xe. Người dùng sử dụng nó hằng ngày nhưng rất ít người giải thích được tường tận là vì sao nó lại được lắp đặt ở phía bên trái.

34

Bản thân ngay từ khi ra đời, chân chống xe máy đã được đặt ở phía trái ngay phía dưới tay lái. Chi tiết rất nhỏ nhưng vô cùng hữu dụng trên xe máy này được phát minh bởi Alfred Berruyer vào năm 1869. Có hai câu trả lời khi lí giải tại sao người ta lại bố trí chân chống phía bên trái. Đó là kỹ thuật và thói quen sử dụng.

Về mặt kỹ thuật, khi xe tay ga chưa ra đời, những chiếc xe số luôn có bàn đạp phanh sau ở bên phải. Chân chống ở bên trái có thể giúp hai bộ phận phanh và chân chống hoạt động độc lập.

Thêm vào đó, do hộp số ở bên trái, khi chuẩn bị chạy xe, người sử dụng sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chống rồi đạp số. Do đó nếu chân chống đặt ở bên phải, người điều khiển xe sẽ phải tốn thao tác hơn khi dùng chân phải gạt chống, dùng chân phải làm trụ, rồi mới dùng chân trái đạp số.

Tại sao chân chống xe máy lại luôn ở bên trái ?

Về thói quen sử dụng, theo nhiều tài liệu, chân chống xe máy ở bên trái xuất phát thói quen thuận bên phải của con người. Bạn có thể thấy, hầu hết chúng ta đều thuận bên phải nên khi dừng xe lại, để xuống xe, đa số đều đưa chân phải lên cao, xoay người theo hướng chiều kim đồng hồ.

Tương tự như khi lên xe, chúng ta cũng đưa chân phải lên và quay người ngược chiều kim đồng hồ để ngồi lên xe. Vì thế, thiết kế chân chống bên trái là giúp người điều khiển xe có thể dễ dàng xoay người khi lên và xuống xe.

Để xác minh điều này, bạn có thể thử làm ngược lại khi lên và xuống xe: dùng chân phải làm trụ, chân trái đưa cao và xoay người qua bên phải, như vậy sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều này được áp dụng từ xe đạp cho đến xe máy.

Cũng có tài liệu cho rằng do thói quen lên ngựa, xuống ngựa bên trái của người Anh mà sau này khi xe máy ra đời, chân chống cũng được thiết kế bên trái để chúng ta bước lên và bước xuống ở phía bên trái xe. Tuy nhiên, ý kiến này không hoàn toàn có tính thuyết phục.

Tổng hợp

Nhấn để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kinh nghiệm

Cách nhận biết lốp xe mòn và thời điểm cần thay lốp mới

Việc quan tâm và những hiểu biết nhất định về lốp xe máy là điều căn bản nhất mà bất cứ người lái xe nào cũng cần ghi nhớ để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và người…

Đăng

lúc

Bởi

Cách nhận biết lốp xe mòn và thời điểm cần thay lốp mới 132

Việc quan tâm và những hiểu biết nhất định về lốp xe máy là điều căn bản nhất mà bất cứ người lái xe nào cũng cần ghi nhớ để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông. (more…)

Xem chi tiết

Kinh nghiệm

Xe máy khó nổ do ngợp xăng: nguyên nhân và cách xử lý

Đăng

lúc

khoi dong xe may

Khi xe máy bị ngợp xăng (hay còn gọi là sặc xăng/ ngộp xăng) sẽ gây ra hiện tượng không thể khởi động dù bạn đã sử dụng hết mọi cách từ đề đến đạp cần khởi động. Dưới đây, MotoXemay sẽ hướng dẫn bạn cách tự xử lý trường hợp này một cách nhanh chóng và dễ dàng! (more…)

Xem chi tiết

Kinh nghiệm

Bảo dưỡng xe máy trước Tết thế nào cho đúng?

Đăng

lúc

Bởi

trung tam bao duong xe may

Trước Tết Âm Lịch là khoảng thời gian mà rất nhiều người lựa chọn đưa xe tới các cửa hàng sửa xe máy để bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ trước khi du Xuân. Dưới đây là một số công việc bảo dưỡng cần làm được các chuyên gia trong lĩnh vực moto xe máy gợi ý.
(more…)

Xem chi tiết

Xu hướng