Phụ kiện - Phụ tùng
So sánh ưu và nhược điểm của vành xe moto bằng thép và hợp kim nhôm

Hiện nay trong quy trình sản xuất mô tô nói chung, ngoại trừ các dòng xe Adventure sử dụng vành bánh căm ra thì các mẫu xe đường trường đều sử dụng mâm xe/vành xe bằng thép, tuy nhiên vành xe hợp kim nhôm như một tùy chọn và sau đó là trang thiết bị tiêu chuẩn cho những phiên bản đặc biệt, cao cấp.
Những năm gần đây, vành bánh xe bằng sợi carbon được lựa chọn cho xe đua, dòng tính năng cao hoặc siêu xe độc vì ưu điểm siêu nhẹ và bền. Tuy chất liệu chế tạo vành xe thay đổi theo thời gian nhưng thép và nhôm hợp kim vẫn được ưa chuộng nhất vì giá thành hợp lí cũng như tính ứng dụng cao. Vậy, giữa vành xe thép và hợp kim nhôm có những điểm gì khác biệt?
Ưu nhược điểm của vành xe hợp kim nhôm và thép.
1. Trọng lượng vành xe
Yếu tố được quan tâm đầu tiên giữa hai loại vành xe là trọng lượng. Trọng lượng của thép lớn hơn hợp kim nhôm. Trọng lượng thấp đem lại lợi ích về hiệu suất vì đối với một chiếc xe, đặc biệt là ở hệ thống treo, nhẹ hơn đồng nghĩa với vận hành dễ dàng. Vành xe nhôm khiến xe nhanh nhẹn hơn, xử lí tốt hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đó là lí do tại sao những mẫu xe tính năng cao phục vụ đường đua, phiên bản cao cấp thường sử dụng vành xe nhôm. Không phải tất cả vành xe hợp kim nhôm đều nhẹ hơn loại bằng thép vì còn có yếu tố đường kính.
2. Sức mạnh vành xe
Vành xe hợp kim nhôm hoặc nhôm với kim loại khác như ma-giê được sản xuất với mục đích thúc đẩy sức mạnh để ứng dụng trên xe đua. Vành xe thép cấu tạo từ một khối thép dập ở trung tâm và vành bên ngoài được hàn xung quanh. Vành xe hợp kim ít bị biến dạng khi đi qua chướng ngại lồi lõm trên đường như loại bằng thép.
3. Khả năng tản nhiệt của vành xe
Hợp kim tản nhiệt tốt hơn thép nên xe mô tô sử dụng với vành xe hợp kim thường phanh nhẹ nhàng hơn vì lượng nhiệt gần phanh ít hơn và hạn chế nứt bánh khi sử dụng trong khoảng đường dài sẽ sinh ra nhiệt lượng. Vành xe thép được thiết kế không có nhiều lỗ nhỏ li ti như loại hợp kim nên ít khả năng rò rỉ và đấy được xem là lợi thế từ nguyên liệu thép. Riêng về vành xe hợp kim trong quá trình tạo ra sẽ có độ xốp riêng, mục đích mở cho phép không khí vào làm mát phanh. Mặc dù một số vành xe thép cũng có kết cấu mở tương tự nhưng chất liệu này lại giữ nhiệt nhiều hơn nên gây nứt lốp, tuy nhiên đặc điểm đó chỉ ảnh hưởng đến độ bền của lốp, vì vậy, vành xe thép vẫn được sử dụng rộng rãi.
5. Tính ứng dụng và độ bền
Vành xe hợp kim là lựa chọn thích hợp nhất dành cho đường đua, không thực sự phù hợp với loại xe dẫn động được sử dụng trên địa hình gồ ghề (Adventure). Vành xe thép dễ sửa chữa hơn khi gặp vấn đề như cấn, móp và có thể sơn nhiều lớp bề mặt mà không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Bù lại, loại vành xe thép dễ bị gỉ sét dưới tác động ngoại cảnh, dẫn đến các vấn đề biến dạng cấu trúc. Tuy nhiên, nhìn chung vành xe thép có thể chịu va đập tốt hơn loại hợp kim nhôm. Khi bị biến dạng, vành xe thép có thể được rèn lại để khắc phục, trái ngược với loại hợp kim nhôm.
6. Tính đa dạng
Vành xe thép có nhiều thiết kế khác nhau dành cho nhiều dòng xe, mang tính đa dạng hơn với loại hợp kim nhôm, hợp kim nhôm với giá thành khá cao nên chỉ ưu tiên được sản xuất cho các dòng xe cao cấp hoặc phục vụ đường đua.
7. Thẩm mỹ
Ngoài những chiếc mô tô dành cho đường đua hoặc phiên bản cao cấp được gắn sẵn zalang hợp kim nhôm ra, thì nhiều người sử dụng chọn vành xe hợp kim nhôm để gắn cho xế cưng của mình chỉ vì lí do thẩm mĩ. Vẻ đẹp hào nhoáng của vành xe hợp kim nhôm là kết quả của quá trình đánh bóng, mạ chrome hoặc sơn phủ. Tuy vậy, vành xe thép lại được nhiều người mê xe yêu thích bởi vẻ cổ điển.
8. Giá thành của hai loại vành xe
Vành xe thép có lợi thế hơn trên phương diện giá thành. Vì được sản xuất từ các chất liệu thông dụng và quá trình ít phức tạp nên vành xe thép rẻ hơn nhiều so với loại hợp kim nhôm. đa dạng hình dáng để anh em lựa chọn sử dụng hơn.
Tổng hợp
Phụ kiện - Phụ tùng
Tổng quan các loại lốp của xe moto phân khối lớn

Khác với xe máy thông thường chủ yếu di chuyển trên các điều kiện đường hoàn hảo (đi đường thẳng, đường bằng phẳng, mặt đường khô ráo…), những chiếc mô tô phân khối lớn thường di chuyển ở tốc độ cao, tăng tốc mạnh và có trọng lượng lớn.
Phụ kiện - Phụ tùng
Pô xe máy và những thông tin cần biết

Pô xe máy là tên gọi quen thuộc của ống xã xe máy, một trong những bộ phận chính của xe. Bài viết này sẽ mang đến những kiến thức tổng hợp cơ bản về pô xe cho bạn đọc. (more…)
Phụ kiện - Phụ tùng
Cardo PackTalk BOLD – tai nghe không thể thiếu cho phượt thủ

Cardo PackTalk BOLD là tai nghe cao cấp nhất của Cardo System, nhà sản xuất tiên phong phát minh ra DMC (Dynamic Mesh Communication) giúp cho việc liên lạc nhóm thuận lợi hơn bao giờ hết. (more…)
-
Xe độ3 năm trước
Ảnh xe Sonic độ kiểng hơn 100 triệu khiến Exciter đứng hình
-
Kinh nghiệm5 tháng trước
Thay nhớt cho xe máy sao cho đúng?
-
Xe máy5 năm trước
Honda CD125 Benly – Hoàng tử đen trong lòng người mê xe
-
Kinh nghiệm6 năm trước
Xe chảy xăng, có mùi xăng và cách xử lí
-
Giải trí4 năm trước
Quần da bó sát – phụ kiện không thể thiếu của các hotgirl yêu moto
-
Kinh nghiệm4 tháng trước
5 nguyên nhân thường gặp khiến xe máy mau hư
-
Xe tay ga9 tháng trước
Honda ADV 160 vừa trình làng tại Indonesia với nhiều nâng cấp
-
Kinh nghiệm1 tháng trước
Xe máy khó nổ do ngợp xăng: nguyên nhân và cách xử lý